Những chấn thương đầu gối thường gặp trong bóng đá

Những chấn thương đầu gối thường gặp trong bóng đá

Bất kỳ môn thể thao nào cũng tiềm ẩn những mối nguy cơ chấn thương dù nhỏ hay lớn. Trong quá trình tập luyện, bạn có thể sẽ gặp phải những chấn thương không mong muốn. Những chấn thương này do các vận động thường liên quan đến các cơ, các khớp khiến bạn luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu. Rõ ràng, đá bóng cũng không ngoại lệ. Trong số đó, chấn thương đầu gối khi chơi bóng là một chấn thương phổ biến nhất. Vậy hãy cùng yercd.com tìm hiểu những loại chấn thương đầu gối phổ biến nhất hiện nay nhé.

Bong gân

Đối với những người chơi đá bóng, bong gân là một trong những chấn thương rất phổ biến. Khi thực hiện những pha rượt đuổi, các cầu thủ thường thực hiện động tác đổi hưởng đột ngột hoặc các pha xoay người. Lúc này các bắp chân, dây chằng sẽ co giãn và chùng lại đột ngột, khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng đứt hoặc rách dây chằng gây đau nhức khớp gối.

Bong gân

Thường thì khi bị bong gân các cầu thủ phải nghỉ ngơi và ngừng thi đấu ít nhất từ 4-6 tuần, điều này còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của từng trường hợp.

Căng cơ

Tình trạng căng cơ xảy ra khi quá trình chạy đuổi bóng. Hoặc sút bóng dẫn đến thớ cơ bị kéo quá xa về một hướng. Hoặc hiện tượng này xảy ra cũng có thể do cơ bắt buộc phải vận động. Trong khi nó vẫn đang ở trạng thái chưa sẵn sàng.

Gãy xương

Đối với các cầu thủ chơi bóng, gãy xương là một trong những chấn thương nghiêm trọng. Chấn thương này xảy ra khi va chạm trên sân cỏ hoặc khi các cầu thủ tiếp đất mạnh bằng đầu gối.

Thường thì các trường hợp gẫy xương thường không thể biết trước. Bởi thế khó mà phòng tránh, một khi chấn thương đã xảy ra thì rất khó chữa lành nếu không áp dụng đến phẫu thuật. Đây là chấn thương mà không một cầu thủ nào mong muốn. Bởi thời gian bình phục rất lâu, có người còn không thể tiếp tục sự nghiệp.

Sụn chêm

Sụn chêm

Đây cũng là một chấn thương đầu gối trong bóng đá rất thường gặp. Phần sụn chêm là một tấm sụn chắc chắn hình chữ C nằm lót giữa hai khớp xương quyển (xương chày) và xương đùi. Lớp sụn này giúp làm giảm áp lực tác động lên khớp gối và giúp giữ vững khớp gối. Thế nhưng khi phần khớp gối bị xoay chuyển quá mức. Hoặc là xoay chuyển một cách đột ngột dẫn đến hiện tượng khớp đùi và khớp xương chày tác động vào nhau. Gây bể, dập hoặc rách lớp sụn chêm. Khi đó các cầu thủ sẽ cảm thấy đau nhức khi vận động bởi khớp gối bị sưng và bị kẹt khớp

Dây chằng

Dây chằng chính là bộ phận giúp nối liền giữa các xương chày và xương đùi. Giúp giữ cho các xương khớp di chuyển linh hoạt và không bị di chuyển quá xa nhau. Sẽ có rất nhiều dây chằng ở xung quanh khớp gối bao gồm : dây chằng chéo sau; dây chằng chéo trước, dây chằng bên,… Trong quá trình thi đấu việc chạy nhảy hay tiếp đất quá mức có thể gây ra tình trạng đau nhức vùng đầu gối. Trường hợp rách dây chằng thường xảy ra khá phổ biến ở vận động viên bóng đá.

Phòng ngừa chấn thương đầu gối khi đá bóng

Thường không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa được chấn thương đầu gối. Tuy nhiên có thể áp dụng những biện pháp sau để làm giảm thiểu nguy cơ các chấn thương có thể xảy ra.

  • Luôn dành thời gian phù hợp để khởi động làm căng cơ trước khi thi đấu:
  • Lựa chọn chất liệu bóng: các vận động viên nên chọn những quả bóng làm bằng chất liệu tổng hợp, không thấm nước.
  • Luôn mang nẹp bảo vệ cẳng chân và đầu gối:
  • Trang phục phù hợp

Làm thế nào để điều trị chấn thương đầu gối?

Để điều trị, bác sĩ cần nắm chính xác tình trạng xảy ra chấn thương. Kiểm tra để chẩn đoán loại chấn thương. Một số phương pháp chẩn đoán gồm chụp X-quang. Chụp CT và chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp gối. Chụp X-quang và CT sẽ là lựa chọn đối với các chấn thương về xương (gãy xương). Trong khi đó, chụp MRI giúp đánh giá tổn thương mô mềm (dây chằng và sụn). Ở một số trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút dịch khớp bị sưng để xét nghiệm nhiễm trùng nếu có.

Làm thế nào để điều trị chấn thương đầu gối?

Thông thường, người bị chấn thương đầu gối khi đá bóng sẽ được đưa vào chuyên khoa cấp cứu trước tiên. Nếu chấn thương đầu gối nghiêm trọng, bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ là người thăm khám và điều trị. Riêng các trường hợp gặp chấn thương khi chơi đá bóng sẽ có chuyên gia y học thể thao hỗ trợ.

Trong quá trình điều trị chấn thương khớp gối có thể có sự tham gia của các nhà vật lý trị liệu. Hoặc các chuyên gia phục hồi chức năng khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *