Không chỉ biết cách xử lý, rê bóng và sút xa, các cầu thủ còn phải biết cách tránh những chấn thương không đáng có. Nhiều tình huống đối phương cố tình cản bóng có thể khiến ACL chấn thương nặng. Đôi khi cách tốt nhất để bảo vệ đôi chân của bạn là đừng quá “mê trái bóng”. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem đâu là những bộ phận trên cơ thể dễ bị chấn thương nhất. Cũng như là các mẹo để phòng chống các chấn thương này một cách kịp thời.
Cổ chân và mắt cá là nơi dễ gặp chấn thương nhất
Đây có lẽ là hai bộ phận rất dễ gặp chấn thương cho dù bạn không hề va chạm với ai. Với đặc trưng thi đấu khi có những pha chạy bức tốc và dừng đột ngột. Kết hợp với những cú bật nhảy thì phần cổ chân là phần khá dễ gặp chấn thương. Lật cổ chân, lật sơ mi là những chấn thương bạn chắc chắn đã từng gặp phải nếu như là một người chơi bóng đá lâu năm.
Ngoài ra, bong gân mắt cá cũng là chấn thương rất dễ gặp phải trong những tình huống tranh chấp. Kỹ thuật tiếp đất không đúng sau khi bật nhảy cũng sẽ khiến bạn rất dễ lật sơ mi. Lật cổ chân hoặc nặng hơn là bong gân mắt cá. Bạn có thể hạn chế tối đá chấn thương ở phần cổ chấn. Và mắt cá bằng phụ kiện bó gót hoặc băng keo thể thao.
Ngón chân
Ngón chân cũng là một bộ phận trên cơ thể khá dễ gặp chấn thương. Đặc biệt là đối với những bạn đá chân không hoặc chọn sai size giày đá bóng. Có khá nhiều bạn đã bị khoằm ngón chân khi chọn giày quá chật khiến ngón chân bị co lại trong khi chơi bóng. Chính vì vậy các bạn nhớ đi giày và chọn đúng size giày để tránh được những chấn thương phần ngón chân. Ngoài ra, chấn thương ở phần cổ chân này còn do thực hiện sai kỹ thuật chích mũi giày.
Chích mũi là kỹ thuật khá phổ biến trong bộ môn bóng đá sân 5 người. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật không hề dễ. Vì vậy các bạn hãy cố gắng tập luyện đúng các kỹ thuật để tránh những chấn thương không đáng có.
Gót chân – bộ phận dễ bị chấn thương
Gót chân là nơi có nhiều dây chằng ở trong nên là một bộ phận cũng dễ gây ra những chấn thương. Thậm chí là chấn thương nó khá nặng và sẽ mất một khoảng thời gian lâu để có thể lành lại. Điều này cũng là lí do để các nhà sản xuất giày đá bóng. Đưa công nghệ định hình gót lên các sản phẩm của họ. Ngoài ra, gót còn là bộ phận dễ gặp chấn thương cho dù bạn không có va chạm gì với đối thủ đó là trong những tình huống bật nhảy và tiếp đất không đúng. Điều này có thể giảm thiểu được khi bạn sử dụng một đôi giày có phần đệm êm như Mira Lux 20.3 IC hoặc Pan Vigor X Nagoya LTD.
Đầu gối – nơi có nhiều dây chằng
Tiếp tục là một nơi trên cơ thể có khá nhiều dây chằng, sụn và khớp. Đầu gối là một bộ phận có thể nói khá dễ để gặp những chấn thương nặng. Nếu các bạn là một người hâm mộ và thường xuyên theo dõi bóng đá thế giới. Thì có lẽ sẽ thấy được những chấn thương đầu gối luôn là nỗi sợ của các cầu thủ. Những chấn thương như giãn, đứt dây chằng. Chấn thương sụn chêm và còn nhiều chấn thương khác ở phần đầu gối cũng là điều khiến cho nhiều anh em chơi bóng đá phong trào băn khoăn.
Để giảm thiểu được tối đa những chấn thương này thì sử dụng những phụ kiện bóng đá như bó gối. Hoặc băng keo thể thao là biện pháp khá hữu hiệu. Thêm vào đó thì khởi động xoay khớp gối trước các trận đấu cũng cực kì quan trọng. Để giảm thiểu được tối đa các chấn thương đầu gối này.
Bộ phận cổ tay, ngón tay
Đối với các bộ phận ở phần tay thì thường sẽ dễ chấn thương nếu bạn chơi ở vị trí thủ môn. Thủ môn là một vị trí rất quan trọng trong bộ môn thể thao vua. Có thể nói là chiếm 50% sức mạnh của đội bóng. Đây là một vị trí không thường xuyên va chạm với các cầu thủ đối phương. Nhưng những chấn thương là điều vẫn không thể tránh khỏi.
Là vị trí duy nhất được sử dụng tay trên sân vì vậy nên những chấn thương phần tay thường sẽ chỉ có ở vị trí thủ môn. Nếu bạn là một người chơi bóng đá phong trào và bắt bằng tay không thì khá dễ gặp phải những chấn thương này. Chính vì vậy bạn nên sử dụng những phụ kiện bóng đá như găng tay thủ môn. Hoặc quấn băng keo thể thao để tránh được những chấn thương khi bắt bóng.
Phần cơ bắp
Bất kì môn thể thao nào cũng vậy, cơ bắp là phần dễ gặp những chấn thương như căng cơ, rách cơ hoặc chuột rút. Đó là những chấn thương bạn gặp phải khi va chạm hoặc chơi bóng đá quá sức khiến cơ bắp bị quá tải. Việc chấn thương ở các phần cơ bắp trên cơ thể có thể giảm thiểu và tránh được bằng cách giãn cơ. Khởi động trước và sau mỗi trận đấu.
Ngoài ra, bạn có thể ngâm nước đá phần cơ bắp này trong khoảng 10 – 15 phút sẽ giúp cho cơ mau chóng phục hồi. Các bạn nhớ chỉ 10 – 15 phút nếu ngâm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến phần xương khớp khi ở trong môi trường lạnh quá lâu. Và các bạn nên nhớ rằng đường chơi bóng ở cường độ quá nhiều chỉ 2 – 3 trận mỗi tuần là đủ.
Các mẹo giúp bạn phòng tránh chấn thương khi chơi bóng
Luôn khởi động
Làm nóng trước khi tập luyện sẽ làm giảm đáng kể khả năng chấn thương. Khi bạn đã khởi động tốt, bạn sẽ có một sự sẵn sàng nhất định để bắt đầu chơi bóng.
Nếu bạn muốn chơi càng sớm càng tốt mà khởi động nhanh thì hãy dừng lại. Khởi động trong 20-30 phút trước khi bắt đầu mới có thể ngăn ngừa chấn thương cho bạn.
Sử dụng cơ thể
Nếu bạn bị một cầu thủ khác phạm lỗi, khả năng chấn thương sẽ tăng lên. Do đó, hãy học cách che chắn để bảo vệ chính mình.
Tăng sức mạnh của phần trên và phần dưới càng nhiều càng tốt. Bạn càng mạnh thì người chơi khác càng khó đánh bại bạn.
Việc rèn luyện cơ bắp khỏe mạnh cũng giúp bảo vệ dây chằng tăng độ dẻo dai và không bị tổn thương.
Sử dụng tay để bảo vệ
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ dùng tay chơi bóng. Trừ những tình huống có thể gây chấn thương quá nguy hiểm.
Bạn có thể sử dụng cánh tay để tạo thêm không gian giữa bạn và đối thủ. Chạm vào đối phương bằng cánh tay cũng sẽ giúp bạn xác định vị trí của họ để tránh và che chắn bóng hiệu quả hơn.