Ngoài việc luyện tập và cháy hết mình trên sân bóng, các cầu thủ Việt Nam còn là những tay kinh doanh tài năng. Mặc dù không phải nghề chính, nhưng cũng không phủ nhận là công việc kinh doanh của các cầu thủ ĐTQG Việt Nam vô cùng phát triển. Nhiều cầu thủ cho kinh doanh là nghề tay trái, là niềm vui, và cũng là công cụ giúp tạo thêm thu nhập cá nhân. Vậy các cầu thủ ĐTQG Việt Nam có nghề tay trái nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!
Cầu thủ ĐTQG Việt Nam Công Phượng
Số 14 của ĐTQG Việt Nam chính là ông chủ của quán cà phê có tên CP10. Tên viết tắt và số áo cũ của Công Phượng. Trên đường Cù Chính Lan, TP. Pleiku. Quán cà phê là dự án tâm huyết của Công Phượng và một người anh thân thiết. Tuy nhiên do bận nghiệp cầu thủ. Việc vận hành quán được Phượng giao hết lại cho người bạn thân.
Mở quán cà phê này, Phượng muốn thử sức một chút ở lĩnh vực kinh doanh. Đồng thời có một điểm để những fan của mình cũng như CLB HAGL hội tụ. Tập trung lớn nhất lúc này của Phượng vẫn là bóng đá. Lâu lâu cậu ấy mới ghé ngang hỏi thăm. Còn bình thường Phượng vẫn chú tâm vào sân cỏ. Bởi đến lúc này cậu ấy vẫn chưa hoàn toàn hài lòng về bản thân mình. Một người bạn của Công Phượng từng chia sẻ.
Cầu thủ ĐTQG Việt Nam Anh Đức
Người dân trên đường 30/4, Thủ Dầu Một (Bình Dương) không còn lạ lẫm. Với cửa hàng đồ thể thao AD Sports của tiền đạo ĐTQG Việt Nam, Nguyễn Anh Đức. Theo giới thiệu trên trang chủ, công ty TNHH MTV Anh Đức Sports. Tiền thân là cửa hàng đồ thể thao Anh Đức. Được thành lập ngày 25/09/2009. Quy mô ban đầu của công ty chỉ là một văn phòng nhỏ. Với hơn 4 nhân viên và số vốn ít ỏi.
Hiện công ty của chàng tiền đạo 33 tuổi cung ứng trên 1.000 sản phẩm thể thao chính hãng. Về bóng đá, chạy bộ, bơi lội, cầu lông… của các nhãn hàng nổi tiếng, uy tín trên thế giới. Kể đến như: Nike, Adidas, Wilson…Bên cạnh đó, công ty còn sản xuất, và nhận may gia công theo yêu cầu với số lượng lớn. Bên cạnh kinh doanh đồ thể thao. Anh Đức còn phát triển công ty xuất khẩu nông sản của gia đình.
Cầu thủ đội tuyển quốc gia Việt Nam Hồng Duy
Ngoài đá bóng, Nguyễn Phong Hồng Duy còn nổi tiếng với nghề tay trái là bán hàng online. Duy đang vận hành một “cửa hàng” online. Chuyên bán son, mặt nạ phục vụ chị em phụ nữ mang tên Pinky. Ông chủ Hồng Duy rất chăm chỉ đăng bài bán hàng trên mạng xã hội. Thậm chí nhiều cổ động viên còn phát hiện. Có lần ngay trước giờ thi đấu vẫn thấy bài đăng bán hàng của Hồng Duy. Tuy nhiên, sau đó cầu thủ này đã đính chính. Bài đăng đó là nhờ nhân viên đăng hộ. Cửa hàng của Hồng Duy nổi tiếng với sản phẩm mặt nạ dưỡng da chanh dây.
Trong danh sách khách hàng mua sản phẩm làm đẹp của Hồng Duy. Còn có những người đồng đội của anh tại ĐTQG Việt Nam. Trên một bài đăng bán sản phẩm mặt nạ dưỡng da chanh dây của Hồng Duy. Người hâm mộ đã tìm ra một dòng bình luận của trung vệ Lương Xuân Trường. Hỏi mua mặt nạ dưỡng da.
Khi được hỏi về doanh thu sau khi đội tuyển U23 Việt Nam lập nên kỳ tích tại giải U23 Châu Á. Hồng Duy từng chia sẻ: em nghĩ cũng tăng lên rất nhiều so với ban đầu. Số lượng lúc đầu chỉ là 1 nhưng giờ là 3,4 lần. Số tiền có được sẽ chia đôi. Đối với em mục đích làm để lấy kinh nghiệm cho tương lai. Số tiền lợi nhuận dư em sẽ trích ra. Và làm gì đó có ý nghĩa với cuộc sống như làm từ thiện”.
Cầu thủ ĐTQG Việt Nam Duy Mạnh
Số 28 của ĐTQG, Duy Mạnh, cũng thử sức với kinh doanh online. Khi cùng bạn gái mở một “cửa hàng” đồ ngủ trực tuyến. Cầu thủ này đôi khi kiêm luôn trách nhiệm chuyển hàng tới tay người mua. Cửa hàng của Duy Mạnh hiện kinh doanh đủ các loại quần áo ngủ dành cho nam, nữ và trẻ em. Trung vệ Huy Hùng từng bình luận vui trong bài đăng bán hàng của Duy Mạnh. Rằng số 28 sắp mua được ôtô từ việc kinh doanh. Tuy nhiên Duy Mạnh đã trả lời rằng mình “đói lắm, không có tiền”.
Cầu thủ ĐTQG Việt Nam Đông Triều
Đông Triều từng là một trong 4 cầu thủ xuất sắc nhất của khóa 1 Học viện HAGL Arsenal-JMG. Và được trao cơ hội sang Arsenal tập huấn. Tuy nhiên sự nghiệp chơi bóng của cầu thủ này khá lận đận. Sau nhiều năm thi đấu không hiệu quả ở HAGL. Đông Triều gia nhập CLB B.Bình Dương và cũng không thường xuyên được đá chính ở đội bóng đất Thủ.
Sự nghiệp chơi bóng không mấy sáng sủa. Ngược lại Đông Triều khá mát tay trong lĩnh vực kinh doanh. Mới đây hậu vệ này mở quán ăn với đặc sản quê hương Quảng Nam và có doanh thu khá cao. Sau khi khai trương quán “bánh tráng cuốn thịt heo” đầu tiên ở Đà Nẵng. Với nguồn vốn tự bản thân tích lũy được. Đông Triều tiếp tục hùn vốn cùng Công Phượng mở tiếp quán thứ 2 với tên gọi “Bánh tráng thịt heo ĐT5” tại TP.HCM. Và ít nhiều tạo được tên tuổi nơi Sài thành (quán bán thêm Cà Phê Ông Bầu của bầu Đức) với doanh thu khá tốt.
Cầu thủ đội tuyển quốc gia Việt Nam Quang Hải
Mới đây, Quang Hải cũng chính thức lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh. Thay vì mở quán bán đồ ăn, uống như các đồng nghiệp. “Hải con” chọn hình thức kinh doanh liên quan tới bóng đá. Chân sút của Hà Nội FC cùng với anh trai Quang Phong mở Trung tâm bóng đá cộng đồng QH19 Academy. Tại quê nhà và giao cho anh trai của mình quản lý.
QH19 Academy nhận các học viên từ lứa U6 đến U13. Luyện tập 3 buổi/tuần với học phí khoảng 500.000 đồng/tháng. Trung tâm này sẽ sử dụng sân cỏ nhân tạo do chính Quang Hải đầu tư trước đó tại quê nhà. Ở xã Xuân Nộn, Đông Anh và cho thu nhập khá tốt.
Ngoài việc là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, nhiều thành viên của ĐTQG Việt Nam còn kinh doanh để có thêm nguồn thu nhập. Không ít cầu thủ thuộc ĐTQG Việt Nam ngoài tài năng trên sân bóng còn khiến người hâm mộ bất ngờ bởi tài kinh doanh. Với nhiều cầu thủ, kinh doanh vừa là cách để tạo thêm nguồn thu nhập, vừa là đam mê thứ hai.