Bạn đã biết cách khống chế cơn chuột rút trong khi luyện tập thể thao chưa?

Bạn đã biết cách khống chế cơn chuột rút trong khi luyện tập thể thao chưa?

Chuột rút là một hiện tượng khá phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do các cơn co thắt cơ liên tục, không theo ý muốn. Khi bị chuột rút, bạn thường cảm thấy đau, thậm chí đau rất nhiều và không thể cử động cơ đó được nữa trong một thời gian. Khi tập luyện thể dục thể thao, nếu không được khởi động kỹ và đúng cách, người tập có thể bị chuột rút. Các cơn co thắt có thể kéo dài vài phút hoặc thậm chí lâu hơn. Nếu không được xử lý kịp thời, những cơn đau này gây khó chịu trong sinh hoạt.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút có thể do vận động mạnh, hoặc do cơ thể bị mất nước, thiếu canxi, kali, magie, tuần hoàn máu kém…

Chuột rút là gì?

Là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân.

Ngày 2/7, tiền vệ Toni Kroos đã đưa ra quyết định dừng sự nghiệp thi đấu bóng đá quốc tế, ngay sau khi đội tuyển Đức bị loại khỏi kỳ EURO 2020. Anh ra mắt ĐT Đức vào ngày 3/3/2010 trong trận giao hữu gặp Argentina. Lúc đó, tiền vệ này mới chỉ 20 tuổi nhưng đã gây ấn tượng lớn.  Cho tới nay, Kroos (31 tuổi) đã chơi 106 trận cho ĐT Đức, đứng thứ 7 trong danh sách các cầu thủ ra sân nhiều nhất của tuyển quốc gia. Kroos còn thi đấu nhiều hơn Juergen Kohler là 1 trận và đá ít hơn danh thủ Juergen Klinsmann là 2 trận.

Chuột rút xảy ra vào đêm thường là những cơn co thắt đột ngột hoặc thắt chặt các cơ ở bắp chân. Chuột rút đôi khi có thể xảy ra ở đùi hoặc bàn chân và thường xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.

Những nguyên nhân cơ bản gây chuột rút

  • Vận động quá sức

Vào ban ngày nếu như bạn vận động quá sức sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương. Khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan. Khi tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo thì sẽ dẫn đến việc chân bị chuột rút.

  • Do thiếu canxi, magiê và kali

Nguyên nhân này thường xảy ra ở người có thai và cho con bú hay ở trẻ trưởng thành (do không đủ chất), gây mất cân bằng chất điện giải.

  • Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai có tỉ lệ bị chuột rút, nguyên nhân là do tích nước trong cơ thể và mất cân bằng chất điện giải. Sức nặng của thai nhi khiến tuần hoàn máu ở chân kém.

Bên cạnh đó, hooc môn của phụ nữ sẽ thay đổi trong thời kỳ mang thai và cần khá nhiều canxi. Bổ sung không đủ dinh dưỡng sẽ đến đến hạ canxi trong máu. Các nguyên nhân này đều có thể khiến bạn bị chuột rút. Tuy nhiên, chuột rút ở phụ nữ trong khi mang thai có thể sẽ tự khỏi sau khi đã sinh em bé

Cách khống chế cơn chuột rút trong vận động

Khống chế bước đầu

Chuột rút ở bắp chân

Nếu chuột rút ở bắp chân thì hãy cố gắng kéo căng chân ra, đồng thời ấn mạnh phần cuối của bắp chân trên một mặt phẳng cứng. Nếu rút ở đùi, nhờ người khác dùng một tay đỡ gót chân để làm cho đầu gối của mình căng thẳng, còn một tay ấn đầu gối xuống dưới. Sau đó xoa bóp vùng bị chuột rút. Nếu chuột rút ở bàn chân thì cầm đầu bàn chân kéo nhẹ rồi đứng dậy. Và đứng thẳng người một lúc nhưng không cho gót chạm đất.

Chuột rút ở bắp chân

>> Truy cập nhiều hơn tại yercd.com

Cách hiệu quả để giảm nhanh cơn co rút là đứng đối diện với một bức tường. Chạm tay vào đó giữ thăng bằng và đưa chân ra phía sau để kéo căng.

Chuột rút ở bàn tay và xương sườn

Trong trường hợp cơn co rút xảy ra ở bàn tay, hãy kéo nhẹ các ngón, rồi xoa bóp bàn tay. Mặc dù đây là nơi ít xảy ra chuột rút nhưng với những người thường sử dụng bàn tay. Với động tác lặp đi lặp lại trong một thời gian dài thì cũng có nhiều khả năng.

Chuột rút diễn ra ở cơ xương sườn, thì nên hít thở sâu để thư giãn cơ hoành. Đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.

Sau khi đã không chế được các cơn co rút. Thì nên thư giãn cả về tâm lý lẫn cơ bắp. Việc quá căng thẳng sẽ càng khiến chứng chuột rút thêm nặng.

Sau khi khống chế cơn chuột rút

Phương pháp hiệu quả nhất là massage khu vực bị chuột rút. Điều này có thể làm giảm bớt đau đớn và ngăn chặn việc hình thành các cơn chuột rút tiếp theo. Bạn cũng có thể dùng túi chườm nóng chườm vào khu vực bị chuột rút khiến cơn đau giảm đi nhanh chóng hơn.

Sau khi khống chế cơn chuột rút

Một cách đơn giản khác cũng làm giảm chứng chuột rút đó là làm ngón chân của bạn cong lên ngay khi chuột rút xảy ra. Gập cong ngón chân của bạn lại và giữ tư thế đó một vài giây, cơn đau sẽ biến mất.

Khi bị chuột rút cũng nên đi tắm nước nóng. Đây là cách để giãn cơ rất tốt và cũng làm cho cơ thể được thư thái hơn.

Việc đi bộ bằng gót chân có thể giải thoát bạn khỏi những cơn đau. Điều này có thể làm cải thiện lưu lượng máu đến bắp chân, làm chứng chuột rút nhanh kết thúc.

Sau khi sơ cứu tạm thời bạn nên uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt; nước oresol, nước cam, nước chanh… Và tạm thời không nên vận động nhanh. Bạn nên đi giày vừa chân gót giày không quá.

Để ngăn ngừa chứng chuột rút người chơi thể thao cần khởi động thật kỹ cơ thể trước khi tập thể dục. Uống nhiều nước, thay  đổi chế độ ăn uống để bổ sung vitamin và hạn chế đồ uống có cồn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *